Giải đề Cambridge 11 - Test 1 - Passage 3 - Luyện Thi IELTS Miễn Phí

Giải đề Cambridge 11 - Test 1 - Passage 3

(Reading time: 6 - 11 minutes)

Ở passage 3 của test 1, cuốn IELTS Cambridge 11, bạn sẽ xử lý 3 dạng bài tập: Matching paragraph information, Table completion và Matching features (hay còn gọi là Categorisation).

Trước tiên mời các bạn đọc đề.

Bước 1. Phân tích đề

Nhìn vào passage này, chúng ta thấy có tổng cộng 14 câu hỏi chia cho 3 dạng bài tập: Matching paragraph information (3 câu), Table completion (7 câu) và Matching features (hay còn gọi là Categorisation) (4 câu)

So sánh độ khó của 3 dạng bài tập này, ta thấy:

Dễ nhất là Matching features, lý do là bạn chủ yếu cần scan và đọc thông tin xem có khớp không. Thông tin này dễ track và khoanh vùng do đó là TÊN RIÊNG, không thể bị paraphrase được. Quan trọng là đề cho 4 tên, tương ứng là 4 câu, vậy là sẽ không có câu thừa, bạn ráng làm chắc 3 cái tên thôi là được, làm bài này sẽ nhanh hơn.

Tiếp theo là Table Completion, như ta đã biết là dạng bài này có câu trả lời tập trung ở 1-2 đoạn thôi chứ không phải dàn trải cả bài, hỏi về thông tin chi tiết, nên dễ dò hơn. Thật ra bạn có thể làm bài này trước bài Matching features cũng không sao vì mình đánh giá độ khó 2 bài này ngang nhau.

Khó nhất là Matching paragraph information vì nhiều khi thông tin mà đề hỏi nó chỉ là thông tin nhỏ nào đó trong đoạn chứ không hẳn là ý chính nên bạn phải đọc kỹ mới dò ra, mà đề hỏi 3 câu trong khi bài đọc có 8 đoạn, vậy nên mình phải scan hơi nhiều. Do đó làm 2 bài kia trước là bạn vừa làm bài vừa đọc rồi, đến bài Matching paragraph information này thì ít ra cũng đã đọc bài được ít nhất 2 lần (tương ứng với 2 lần đọc khi làm 2 bài trên).

Vậy thứ tự làm bài là Matching features --> Table Completion --> Matching paragraph information.

Bước 2. Skim toàn bài đọc

Dù phương pháp của bạn có là đọc câu hỏi trước hay đọc bài trước thì skimming vẫn là bước bạn tốt hơn hết là nên làm. Skimming tức là đọc thật nhanh để nắm ý tổng quát của toàn bài đọc. Có nhiều cách để skimming mình khuyến khích các bạn làm theo các bước sau khi skimming

  1. Đọc ngay và luôn tiêu đề (title), subheading (các tiêu đề phụ, thường là các dòng chữ nhỏ ngay dưới title và được in nghiêng), các ảnh minh hoạ, biểu đồ, sơ đồ hoặc bất cứ cái gì trong bài được in nghiêng, in đậm và cố gắng đoán xem bài nói về chủ đề gì.
  2. Đọc các câu đầu của tất cả các đoạn văn trong bài đọc và tìm cách hiểu ý nghĩa của chúng. Các câu đầu của đoạn thuường là topic sentence – câu chủ đề nêu ý tổng quát của đoạn. Cố gắng hiểu và liên kêt các ý này lại để xem bài đang nói hoặc chứng minh điều gì.

Lưu ý: cốt lõi của skimming là TỐC ĐỘ nên bạn không được phép đọc từ từ, hoặc dừng lại khi có từ nào không hiểu. Nếu có từ mới cứ việc lướt qua và cố gắng đoán ý. Nếu skim hết bài đọc mà chưa đoán được ý chung thì cũng đừng sợ, bạn có thể hiểu về bài đọc bằng cách đọc các câu hỏi (và tin mình đi là cách này thường hiệu quả hơn do từ vựng trong câu hỏi LUÔN DỄ HƠN từ vựng trong bài đọc). Mục tiêu của Skimming là nắm ý chung nên đừng đọc kỹ vì bạn sẽ bị sa đà và tốn thời gian. Bạn sẽ đọc cơ hội đọc kỹ khi khoanh vùng và scan thông tin để tìm câu trả lời.

Áp dụng cách trên vào passage trên, ta sẽ skim và đọc hiểu các phần sau:

Sau khi skim xong chúng ta có khái niệm sơ sơ về bài này như sau: Bài viết nói về các dự án geo-engineering (tạm dịch: kỹ thuật địa chất) để giảm các tác động xấu của biến đổi khí hậu do các nhà khoa học khám phá ra.

  • Đoạn A nói về thực trạngglobal warming (nóng lên toàn cầu) là không thể tránh khỏi.
  • Đoạn B nói là geo-engineering ít ra đã phát huy hiệu quả ở quy mô nhỏ địa phương.
  • Đoạn C nói phần lớn các dự án geo-engineering hướng đến mục tiêu làm Trái Đất mát đi --> thì Trái Đất đang nóng lên phải làm nó mát xuống là hợp lý rồi ^.^
  • Đoạn D nói ý kiến phóng 'aerosal sprays' vào 'stratosphere' (tạm hiểu là tầng khí quyển nào đấy, vì hậu tố (suffix) -osphere mang nghĩa liên quan đến không khí) đã được đề xuất bởi vài nhà khoa học. --> nói chung lúc đọc bạn không hiểu từ nào thì cứ để yên đấy, đừng cố hiểu, mà cứ đọc tiếp.
  • Đoạn E đưa ra vấn đề: geo-engineering sẽ có bao giờ được thực hiện? Những người quan tâm đến dự án này nhất chính là các nhà khoa học liên quan đến cuộc nghiên cứu --> Kinh nghiệm khi skim câu đầu đoạn là thấy đoạn đó bắt đầu bằng câu hỏi thì phải đọc tiếp câu ngay phía sau vì thường đó là câu topic sentence trả lời cho câu hỏi.
  • Đoạn F nói là viện nghiên cứu gì gì đó của Mỹ cho rằng dự thảo bắn chất sulphur vào không khí có thể ảnh hưởng đến mưa ở các khu vực nhiệt đới và đại dương phía nam.
  • Đoạn G nói một rủi ro xa khác của geo-engineering là 'overshoot' (tạm dịch là 'bắn quá nhiều, quá lố)
  • Đoạn H giải thích lý do vì sao cộng đồng khoa học ủng hộ geo-engineering là bởi họ không có niềm tin vào việc các chính trị gia đồng ý cắt giảm lượng carbon thải ra. --> điều này là lý do vì sao các ông lớn trên TG, nhất là Mỹ, Nga & Trung Quốc cứ ghè nhau trong các hội nghị chống biến đổi khí hậu. Điển hình là Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2017. (^.^)

Bước 3. Đọc câu hỏi 'Matching feature'

Như đã nói, chúng ta sẽ làm dạng bài tập này trước nên sẽ đọc đề / câu hỏi, phân tích và xác định các keyword cần có.

Bước 4. Khoanh vùng và scan bài đọc để trả lời câu hỏi 

Dạng câu hỏi

Kỹ năng

Khoanh vùng thông tin

Cách làm

Matching features (hay còn gọi là Categorisation – câu hỏi phân loại)

Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho

·   Scan và xác định thông tin chi tiết

·   Phân loại thông tin

Không theo thứ tự

·   Đọc thông tin trong câu hỏi

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài. Đề cho tên riêng dò tên riêng, đề cho năm dò năm, đề cho cái gì dò cái đó. Mà gặp tên riêng / năm thì nên mừng vì nó dễ dò, không bị paraphrase.

·   Cẩn thận có những câu sẽ bị paraphrase

Đó là phương pháp chung, còn giờ áp dụng vào bài này:

1) Bạn đọc bài từ trên xuống, thấy tên ông nào, khoanh lại ngay, đọc mấy câu vòng vòng ngay tên ổng, đó chính là thông tin cho bạn câu trả lời.

2) Liên tục canh paraphrase, từ đồng nghĩa.

3) Đề này không nói 'You may use the answer more than once nên tức là 1 câu là chỉ 1 đáp án. Chọn xong đáp án ông nào thì gạch ngay để những câu sau mình không ngó mắt vào những đáp án đó nữa. 

4) Bài này không theo thứ tự nên thứ tự câu hỏi trong đề không theo thứ tự trong bài đọc nhé.

Bạn nhìn thấy tên Roger Angel ngay đoạn B nhưng đọc nội dung thì không liên quan đến bất kỳ câu nào cả --> bỏ qua đọc tiếp xuống. Đến Đoạn E thấy tên ông này nữa, đọc kỹ và thấy các từ đồng nghĩa:

  • substitute = replace
  • renewable energy (năng lượng tái tạo) = non-fossil-based fuels (nhiên liệu phi hoá thạch)

Câu này ý là bác Angel này cho rằng dự án Geo-Engineering của bác ấy không thay thế cho việc phát triển các năng lượng tái tạo. --> đáp án A cho câu 40.

(Cho bạn nào không biết: năng lượng/nhiên liệu chúng ta thường dùng (than đá, xăng dầu, etc) là từ nhiên liệu hoá thạch (fossil fuels), còn gọi là năng lượng không tái tạo (non-renewable energy) vì chúng là các hoá thạch do Trái Đất tích tụ hàng trăm triệu năm trong lòng đất, con người xài hết là xong luôn. Vậy nên điều này đặt ra vấn đề cấp bách cho cả thế giới phải tìm các năng lượng thay thế (alternative energy) và đó chính là các năng lượng tái tạo (renewable energy) hay dùng nhiên liệu phi hoá thạch (non-fossil fuels) như khí biogas, năng lượng gió, mặt trời, sóng, thuỷ triều, etc) --> Muốn biết những điều này và chọn được nhanh các đáp án này bạn phải đọc những kiến thức khoa học đời sống. Vậy nên chăm chỉ đọc sách, tài liệu nhiều vào.

Tiếp theo mình dò thấy cái tên Dan Lunt ở đoạn G nên mình đọc kỹ. (Có bạn sẽ thắc mắc vì sao mình không làm cái tên Phil Rasch thì mình nói luôn là lúc mình làm bài này mình thấy tên Dan Lunt trước nên mình làm trước, cái tên Phil Rasch đến cuối cùng mình mới dò ra. Mình vẫn giữ nguyên trình tự này cho bạn để bạn thấy rằng bạn không cần phải làm theo thứ tự các câu, cứ câu nào biết trước thì làm trước, câu nào chưa biết lát nữa quay lại, nên đừng hoảng sợ gì hết nha).

 avoid the need for geo-engineering altogether = limit the effectiveness of geo-engineering projects

Câu này, hay chính xác hơn là nguyên đoạn G có ý là bác Dan Lunt cho rằng đừng lạm dụng geo-engineering nhiều quá mà nên bớt bớt sử dụng hay hạn chế các tác động của nó. --> đáp án C cho câu 39.

 Tiếp theo mình đọc thấy cái tên Martin Sommerkorn và mình đọc kỹ nguyên đoạn H.

"the value of investigating the potential of geo-engineering...Human-induced climate change has brought humanity to a position where we shouldn’t exclude thinking thoroughly about this topic and its possibilities" nghĩa là "giá trị của việc nghiên cứu tiềm năng của kỹ thuật địa chất...Sự biến đổi khí hậu mà loài người gây ra đã khiến chúng ta không thể không cân nhắc kỹ lưỡng về chủ đề này (tiềm năng của kỹ thuật địa chất) cũng như những khả năng nó có thể tạo ra" --> đáp án D cho câu 38.

Tới đây chẳng cần đọc nữa mà ghi luôn đáp án B cho câu 37. Nhưng mình cũng giải thích rõ là bằng chứng cho câu này nằm ở đâu.

 "I think all of us agree that if we were to end geo-engineering on a given day, then the planet would return to its pre-engineered condition very rapidly, and probably within ten to twenty years", nghĩa là "Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng một ngày nào đấy chúng ra không áp dụng kỹ thuật địa chất, hành tinh này sẽ nhanh chóng trở về tình trạng cũ trước khi áp dụng kỹ thuật" --> tức là ý bác này là tác dụng của kỹ thuật này không kéo dài --> đáp án B cho câu 37. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Log in

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/luyeniel/public_html/templates/gk_university/layouts/blocks/tools/login.php on line 21
" /> create an account