Sự khác biệt ý nghĩa giữa câu phức & câu ghép - Luyện Thi IELTS Miễn Phí

Sự khác biệt ý nghĩa giữa câu phức & câu ghép

(Reading time: 5 - 10 minutes)

Khi nào dùng câu phức? Khi nào dùng câu ghép? Vì sao trong tiếng Anh lại có quy tắc đã dùng 'although' thì không dùng 'but' và ngược lại, còn trong tiếng Việt viết 'Mặc dù...nhưng..." thì lại được?

 Sự khác biệt ý nghãi giữa câu phức & câu ghép

Sử dụng loại câu chính xác sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt trong band điểm IELTS Writing

Để trả lời các câu hỏi trên, điều bạn cần nhớ đầu tiên là:

  • Câu ghép có tên gọi khác là câu đồng cấp (coordination), ghép các mệnh đề với nhau bằng liên từ đồng cấp (Coordinating conjunction) FANBOYS.
  • Câu phức có tên gọi khác là câu thuộc cấp (subordination), ghép các mệnh đề với nhau bằng liên từ thuộc cấp (Subordinating conjunction).

Câu đồng cấp/ câu ghép 

Là câu có 2 mệnh đề độc lập, 2 mệnh đề đều là chính, 2 mệnh đề ngang hàng nhau về mức độ quan trọng. Tức là nếu dùng loại câu này là bạn đang muốn nhấn mạnh CẢ HAI VẾ chứ không phải BÊN TRỌNG BÊN KHINH. Cấu trúc sẽ như thế này:

Mệnh đề độc lập 1 (chính)    +  +   Liên từ đồng cấp   +   Mệnh đề độc lập 2 (chính)

=> Anna sold her new iphone to save enough money for the Europe trip , and Martha agreed to buy it.

Giải thích: đây rõ ràng là câu ghép khi 2 mệnh đề độc lập trên, nếu tách ra thành 2 câu độc lập thì vẫn được, vẫn đúng ngữ pháp (Anna sold her new iphone to save enough money for the Europe trip. And Martha agreed to buy it.) Đây là lý do vì sao bạn thấy có nhiều native writer bắt đầu câu bằng 'And' hoặc 'But' và điều này được xem là đúng ngữ pháp trong tiếng Anh. Cả hai ý trong hai mệnh đề đều được tác giả nhấn mạnh khi họ dùng câu đồng cấp để diễn đạt: Anna đã bán điện thoại để ... và Martha đã đồng ý mua nó.

Thế còn tiếng Việt thì sao? Quy tắc ngữ pháp tiếng Việt truyền thống không cho phép bắt đầu câu bằng liên từ 'và' hoặc 'nhưng'. Tuy nhiên điều này đã thay đổi hiện nay khi càng có nhiều người viết câu bắt đầu bằng từ 'và' hoặc 'nhưng', nên điều này càng được chấp nhận. Ngày nay thì bạn có thể viết: "Sự tạo thuận lợi cho thương mại ở Việt Nam ngày càng được thúc đẩy. Và nhiều người tin rằng nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển vượt bậc trong năm nay." (mặc dù đối với cá nhân cô thì cô không thích điều này nên khi viết các văn bản tiếng Việt cô vẫn tránh dùng các liên từ bắt đầu câu).

 

Câu thuộc cấp/ câu phức

Trái ngược lại, chỉ nhấn mạnh vào mệnh đề ĐỘC LẬP - mệnh đề chính, và không nhấn mạnh vào mệnh đề phụ thuộc - mệnh đề cấp dưới, thuộc cấp. Tức là nó BÊN TRỌNG BÊN KHINH và lưu ý rằng mệnh đề độc lập & mệnh đề phụ thuộc có thể đổi chỗ cho nhau:

 

Mệnh đề độc lập (chính)  +  Ø   +  Liên từ thuộc cấp  +   Mệnh đề phụ thuộc (phụ).   

=> Anna would sell her new Iphone to save enough money for the Europe trip if Martha agreed to buy it.

Liên từ thuộc cấp  +   Mệnh đề phụ thuộc (phụ) +   ,   +   Mệnh đề độc lập (chính).

=> If Martha agreed to buy it , Anna would sell her new Iphone to save enough money for the Europe trip.

Giải thích: nhìn vào sẽ thấy đây là câu điều kiện loại 2 không có thực ở hiện tại. Kết hợp với kiến thức về câu phức bạn sẽ hiểu tại sao khi dạy về câu điều kiện If các thầy cô hay dặn bạn: "If đứng đầu câu thì giữa câu có dấu phẩy. If đứng giữa câu thì không cần dấu phẩy".

Khi dùng câu phức thì nghĩa của câu trên lặp tức thay đổi. Mệnh đề được nhấn mạnh là mệnh đề "Anna would sell her new phone....", còn vế "if Martha agreed..." là để đưa ra điều kiện phải thực hiện trước (Martha phải đồng ý mua) thì ý đề cập ở vế sau (Anna bán đt) mới có thể tiến hành.

Tiếp theo cô sẽ đưa ra 1 cặp ví dụ nữa giữa câu ghép & câu phức để bạn hiểu vì sao lại có quy tắc ngữ pháp "đã dùng 'although' thì không dùng 'but' và ngược lại".

=> Danielle is getting seasick on the luxurious cruise, but she will probably enjoy herself when she realizes how many cute guys in bathing suits appear on the decks. (Danielle đang bị say sóng trên con tàu du thuyền sang chảnh, nhưng cô ấy chắc chắn sẽ thấy thích thú khi nhận ra có rất nhiều các anh đẹp trai trong trang phục bơi xuất hiện trên boong tàu)

=> Although Danielle is getting seasick on the luxurious cruise, she will probably enjoy herself when she realizes how many cute guys in bathing suits appear on the decks. (Mặc dù Danielle đang bị say sóng trên con tàu du thuyền sang chảnh, cô ấy chắc chắn sẽ thấy thích thú khi nhận ra có rất nhiều các anh đẹp trai trong trang phục bơi xuất hiện trên boong tàu)

Giải thích: câu phía trên rõ ràng là câu ghép/câu đồng cấp khi dùng liên từ 'but' với sự nhấn mạnh cho cả 2 vế là cô Danielle đang say sóng và vế cổ chắc chắn sẽ thấy thích thú. Câu phía dưới là câu phức/câu thuộc cấp với sự nhấn mạnh chỉ dành cho vế sau (mặc dù là thế này, nhưng rồi sẽ thế kia => vậy thì vế phía sau mới là vế quan trọng)

Từ đây ta có thể hiểu 'although' và 'but' là 2 loại liên từ khác nhau phục vụ cho 2 loại câu khác nhau nên không bao giờ có thể xuất hiện chung cùng 1 câu. Các bạn nào mắc lỗi này thường là do dịch word-by-word từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì trong tiếng Việt mình sẽ nói "Mặc dù cô ấy có rất nhiều bạn bè, nhưng cô vẫn không thể tâm sự cùng ai", nhưng tiếng Anh sẽ không có từ 'nhưng'.

Cái này hơi liên quan đến ngôn ngữ học nhưng cô cũng viết để bạn nào có thể hiểu thì tốt. *Sự khác biệt này giữa tiếng Việt & tiếng Anh là do 'sự kỹ lưỡng' của tiếng Việt. Khi một câu phức tạp tiếng Việt bắt đầu bằng mệnh đề phụ thuộc sử dụng một trong các liên từ vì/tuy/nếu thì mệnh đề chính/độc lập thường bắt đầu bằng một trong các “từ quân bình” (balance words) nên/nhưng/thì để cân bằng cấu trúc (còn kỹ hơn cả tiếng Anh & tiếng Pháp) như trong các thí dụ sau đây: 

 nó kiêu ngạo, nên nó không có bạn. | Tuy họ nghèo, nhưng họ rất hạnh phúc. | Nếu anh yêu em, thì anh phải cưới em ngay.

Nếu vô tình để khía cạnh cú pháp này của tiếng Việt ảnh hưởng lối viết tiếng Anh, người Việt chúng ta có khuynh hướng viết ra các câu bất cập sau đây: 

Because he is arrogant, so he has no friends. | Although they are poor, but they are very happy. | If you love me, then you must marry me at once! 

Ngược lại, những người Việt mà thông thạo tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thường bị ảnh hưởng ngữ pháp của hai ngôn ngữ ấy khiến cho câu văn tiếng Việt của họ hay bị chê là không có chủ từ, hoặc chủ từ mù mờ, hoặc thiếu phần mạch lạc, uyển chuyển vì tránh dùng liên từ trong câu phức tạp. Họ sẽ có xu hướng viết các câu văn tiếng Việt như thế này:

Thay vì: "Trời mưa to quá, chúng tôi quyết định ở nhà" => viết thành: "Vì trời mưa to quá, chúng tôi quyết định ở nhà". 

Thay vì: "Các anh cười khúc khích làm em ngượng quá" => viết thành: "Cái cười khúc khích của các anh làm em ngượng quá". 

Cô lần đầu tiên chú ý đến điều này khi xem phim Đông Dương (Indochine)  - một bộ phim về thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam(link phim cho bạn nào muốn xem). Bộ phim do người Pháp làm và ngôn ngữ chính sử dụng trong phim là tiếng Pháp (vì giới tinh hoa của Việt Nam thời kỳ này đều nói tiếng Pháp thông thạo) có vài lời thoại tiếng Việt. Về lời thoại tiếng Pháp thì khỏi bàn nhưng điểm đáng chú ý là lời thoại tiếng Việt của các nhận vật thì nghe rất gượng gạo và không tự nhiên, đúng theo kiểu dịch word-by-word từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Ví dụ thế này, một người làm thuê thưa với bà chủ của anh ta: "Dạ thưa bà, con đã khóc hết nước mắt, con trâu của con đã chết thằng bé nhà con cứ đau ốm mãi." Trong tiếng Việt mình ít khi nào dùng từ 'đã' liên tục như vậy kể cả khi thuật lại chuyện trong quá khứ nhưng tiếng Pháp hay tiếng Anh thì tất nhiên vì có chia thì quá khứ. Nếu tự nhiên thì trong tiếng Việt sẽ không dùng từ 'và' mà sẽ dùng từ 'còn' để nhấn mạnh việc có quá nhiều chuyện xui rủi xảy đến cùng lúc: "Thằng nhỏ bị gãy chân, mẹ nó thì chấn thương đầu, còn chị nó thì qua đời".  

*Nguồn: Trích bài viết "Vài nét đăc thù trong cú pháp Tiếng Việt",

tác giả Nguyễn Chí Thông, Viện Việt Học, link tại đây

 


Bài tập thực hành cải thiện kỹ năng IELTS Writing

Fill in the blanks by using these given conjunctions. The sentences below are arranged in pairs, which the first version coordinates the two ideas, and the second version subordinates one idea to emphasize the other.

nor    and      yet       but         or          because      although

for      so      since     if         while        after       

(1A) Diana stared dreamily at the handsome teacher, _________ Olivia furiously jiggled her foot, impatient to escape the boring economics class that she hated.

(1B)  _________ Diana was staring dreamily at the handsome teacher, Olivia furiously jiggled her foot, impatient to escape the boring economics class that she hated.

 

(2A) At a red light, Maria jumped out of Gino's car and slammed the door, _________she could not stand one more minute of the rock music that Gino insisted on playing from the stereo.

(2B) At a red light, Maria jumped out of Gino's car and slammed the door _________ she could not stand one more minute of the rock music that Gino insisted on playing from the stereo.

 

(3A) Making an A in Anatomy and Physiology has not helped Sima choose a career. She might decide to make her parents happy and go to medical school,  _________ she might use her knowledge of the human body to become a sculptor.

(3B) Making an A in Anatomy and Physiology has not helped Sima choose a career. _________ she might decide to make her parents happy and go to medical school, she might also use her knowledge of the human body to become a sculptor.

 

(4A) Kyle refused to eat the salad served with the meal, _________ did he touch any vegetables put on his plate.

(4B)  _________ Kyle refused the salad served with the meal, he did not touch any vegetables put on his plate.

 

(5A) Joe spent seven hours studying calculus at the Mexican diner, _________ now he can set his math book on fire with his salsa breath.

(5B)  _________ Joe spent seven hours studying calculus at the Mexican diner, he can now set his math book on fire with his salsa breath.

 

Giáo viên Be Ready IELTS - Ms Thi

 

.

Log in

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/luyeniel/public_html/templates/gk_university/layouts/blocks/tools/login.php on line 21
" /> create an account